Tại nơi làm việc có xuất hiện ca mắc/nghi nhiễm COVID-19, trong không gian làm việc, các khu vực lân cận và các bề mặt đã có các giọt bắn chứa virus gây bệnh. Vì vậy, điều đầu tiên cần làm là cách li người nhiễm và ngay lập tức khử trùng khu vực để ngăn chặn virus lây lan. Nhưng khử trùng như thế nào thì mới đạt chuẩn và đảm bảo môi trường sạch sẽ sau khoảng thời gian nhất định?
- Khi khử trùng có sử dụng chất hóa học độc hại, làm thế nào để thực hiện quy trình khử trùng đúng cách?
– Luôn phải đeo găng tay phù hợp với điều kiện làm việc để tránh tiếp xúc hóa chất vào da. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và hạn chế mắc các bệnh nghề nghiệp thì người thực hiện quy trình khử trùng nên trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động vì hóa chất ngoài tiếp xúc qua da còn có thể đi qua đường hô hấp, niêm mạc mắt hoặc gây bỏng rát.
– Không trộn lẫn các hóa chất tẩy rửa gia dụng với ammonia hoặc bất kì chất tẩy rửa nào khác.
– Người thực hiện quy trình khử trùng phải nắm rõ chất tẩy rửa nào cần phải hòa tan, nếu có thì hòa tan đến khoảng nồng độ nào trước khi sử dụng.
– Nắm rõ các quy tắc xử lí khẩn cấp trong trường hợp cơ thể bị tiếp xúc hóa chất để đảm bảo thiệt hại tối thiểu về con người (tham khảo MSDS – Material Safety Data Sheets)
- Sau khi khử trùng, làm thế nào để giảm thiểu sự lây lan của virus trong môi trường làm việc chung?
– Trang bị khăn giấy, khẩu trang cá nhân. Ngoài ra, tại các nơi có nhiều người qua lại nhất trong nơi làm việc (nhà vệ sinh, văn phòng lớn, nhà bếp…) cần được trang bị xà phòng, nước rửa tay khô với nồng độ cồn ít nhất là 60%. Khi tay có thể nhìn rõ vết dơ, khuyến khích sử dụng xà phòng để tăng tính sát khuẩn trên da.
– Không bắt tay khi gặp mặt. Khuyến khích đeo khẩu trang ngay trong văn phòng làm việc để ngăn giọt bắn phát tán ra không khí.
- Có cần phải điều chỉnh hệ thống thông khí trong nơi làm việc không?
Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào có thể chắc chắn virus chứa COVID-19 có thể lan truyền qua hệ thống thông khí. Hệ thống HVAC (heating, Ventilating, Air Conditioning) cần được duy rì thường xuyên. Mặc dù đây không phải là cách phòng chống dịch đầu tiên, nhưng chắc chắn một hệ thống/ môi trường thoáng khí (như tăng cường thông gió và tăng lượng khí trời sử dụng) sẽ giúp không khí lưu thông tốt hơn và tránh sự tồn đọng khí chỉ trong một khu vực nhất định. Hơn nữa, việc này giúp duy trì nhiệt độ và độ ẩm không khí ở mức nhất định trong tòa nhà.
- Phương pháp Tia cực tím diệt khuẩn (Germicidal Ultraviolet – GUV)
Nếu không sử dụng hóa chất phun khử trùng, ta còn một phương pháp khác chính là Tia cực tím diệt khuẩn. Phương pháp này được chia thành những loại sau đây:
a) GUV không khí trần (Upper-room GUV)
– Phương thức này được dùng để khử trùng cho các phần không khí phía trên của khu vực làm việc như hệ thống thông khí, quạt trần hay dòng khí lưu thông trên cao.
– Lợi ích của phương pháp này là có thể khử trùng vùng không khí tiếp xúc gần với nhân sự trong khu vực đó, thường là những khu vực khó làm sạch vì hạt bụi mịn li ti tập trung nhiều và các giọt bắn trước khi rơi xuống bề mặt tiếp xúc cũng lơ lửng trong vùng không gian đó.
b) GUV trong ống dẫn (In-duct GUV)
Trong phương pháp này, các đèn tia cực tím được thiết lập trong các đường dẫn trong hệ thống HVAC. GUV ống dẫn được thiết kế với 2 mục đích chính sau:
– GUV khử khuẩn lõi (Coil treatment GUV): hạn chế săng tăng trưởng vi sinh trong lõi cuộn dây, chảo thoát nước và các bề mặt ẩm ướt khác
– GUV khử khuẩn không khí: giúp bất hoạt các mầm bệnh khi chúng di chuyển trong đường ống thông khí
c) Tia UV tầm xa (Far-UV)
– Đây là phương pháp thịnh hành trong suốt quá trình đối phó với dịch COVID-19.
– Theo một báo cáo được đưa ra gần đây, tia UV tầm xa khi được sử dụng tại đúng bước sóng có khả năng bất hoạt hiệu quả các vi sinh mang bệnh, bao gồm corona virus có thể lây lan qua con người.
– Tia UV tầm xa được xem là có khả năng khử khuẩn không khí và trên bề mặt mà không cần phải tuân theo các quy tắc an toàn như khi sử dụng tia UV thông thường.